Chủ đề

Hội chứng bìu cấp
05-02-2009  04:28:22 GMT +7
ThS Bs Nguyễn Hoàng Đức 
1.       Nêu các nguyên nhân của hội chứng bìu cấp ở trẻ em
  •  Xoắn thừng tinhTràn dịch tinh mạc
  •    Xoắn mỏm phụ tinh hoàn
  •    Viêm mào tinh, tinh hoàn
  •  thoát vị bẹn
  •  Tràn dịch tinh mạc
  •  Bướu tinh hoàn
 
2.       Lâm sàng của xoắn thừng tinh
  • Xoắn thừng tinh điển hình là dạng xoắn trong tinh mạc. Ở trẻ sơ sinh, tinh mạc không dính vào cân Dartos. Vì vậy thừng tinh và tinh mạc có thể xoắn cùng với nhau gọi là xoắn thừng tinh ngoài tinh mạc. Sau vài tuần lễ đầu sau sinh tinh mạc sẽ dính vào cân Dartos và tình trạng xoắn thừng tinh ngoài tinh mạc sẽ không xảy ra nữa.
  • Biến dạng bell- clapper là do sự biến đổi của tinh mạc ở vị trí bám vào tinh hoàn. Ở những bệnh nhân bị biến dạng này, tinh hoàn nằm ngang và có trục dọc theo hướng trước- sau. Biến dạng này luôn ở hai bên.
 
3.       Xoắn thừng tinh được điều trị phẫu thuật như thế nào
  • Phẫu thuật thám sát được chỉ định ở bất cứ bệnh nhân nào nghi ngờ có xoắn thừng tinh. Ða số những tinh hoàn được mổ thám sát trong vòng 6 giờ sau khi bắt đầu có triệu chứng đều có thể bảo tồn được. Những tinh hoàn được mổ sau 24 giờ đều không thể giữ lại được. Nếu xác định là xoắn tinh hoàn thì thực hiện phẫu thuật đính tinh hoàn vào bìu (nên làm hai bên).
 
4.       Chẩn đoán xoắn mỏm phụ tinh hoàn
  • Có dấu hiệu một điểm màu xanh nằm ở cực trên tinh hoàn khi nhìn vào da bìu. Nếu không có dấu hiệu này vẫn có thể nghi ngờ đến xoắn mỏm phụ tinh hoàn khi bìu đau khu trú ở một nhân cứng ở cực trên và không có các dấu hiệu gợi ý đến xoắn thừng tinh. Ðiều trị bằng kháng viêm không có corticoid trong 1- 2 tuần.
 
5.       Xét nghiệm cận lâm sàng chủ yếu trong hội chứng bìu cấp.
  • Tổng phân tích nước tiểu: nếu tiểu mủ thì gợi ý đến viêm mào tinh- tinh hoàn.
 
6.       Cận lâm sàng nào có thể phân biệt được xoắn thừng tinh với các nguyên nhân khác của hội chứng bìu cấp
  • Xạ hình tinh hoàn: Nếu xoắn thừng tinh thì giảm bắt phóng xạ. Trái lại nếu có viêm mào tinh- tinh hoàn thì có tăng dòng máu đến và tăng bắt phóng xạ. Kết quả dương tính giả khi có áp xe hoặc có đi kèm với hydrocele. Âm tính giả khi bìu tăng nhiệt độ hoặc những trường hợp xoắn lâu ngày đã có đáp ứng viêm.
  •  Siêu âm Doppler: nếu xoắn thừng tinh thì không có dòng máu đến tinh hoàn.
 
7.       Ở bé trai có viêm mào tinh- tinh hoàn cần làm xét nghiệm gì
  • Siêu âm thận bởi vì niệu quản lạc chỗ cắm vào các cấu trúc của ống Wolff (túi tinh hoặc ống phóng tinh) và biểu hiện lâm sàng là viêm mào tinh- tinh hoàn. Trên siêu âm nếu thận, niệu quản lạc chỗ sẽ có tình trạng thận và niệu quản ứ nước.
 
8.       Ở một trẻ có hội chứng bìu cấp sau khi chấn thương nhẹ vào bìu thì phải nghĩ đến chuyện gì
  • Xuất huyết trong bướu tinh hoàn.
Hội nghị   |   Chủ đề   |   Đào tạo   |   Hội viên

Trang web được quản lý và điều hành bởi Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 thuộc về Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh
Designed by Viet Net Nam Co., Ltd.