Chủ đề

Sỏi Struvite
27-01-2009  09:42:49 GMT +7

SỎI STRUVITE  

Hướng dẫn điều trị và dự phòng tái phát

THS. BS. Lê Anh Tuấn

  1. Ðiều gì tạo nên sỏi struvite?
  • Sỏi struvite được gọi là sỏi nhiễm trùng.

  • Ðược hình thành trong tình trạng nhiễm trùng tồn tại kéo dài do các loại vi khuẩn có khả năng phân giải urê thành amonium.

  • Ðiều này cho phép kết hợp giữa amonium và magiê, phosphate trong nước tiểu để hình thành sỏi. Khi đó vi khuẩn hình thành sỏi sẽ bám dính luôn vào sỏi.

  • Một điều chắc chắn rằng, khi amonium càng bám nhiều sỏi sẽ lớn dần. Nó tiếp tục lớn lên và quấn quanh nhân sỏi cho đến khi toàn bộ khoảng trống trong bể thận đều được lấp đầy bởi sỏi. Lúc đó nó được gọi là sỏi sừng nai - sỏi san hô (staghorn calculus) vì khi ấy trên x quang có hình ảnh như gạc của con nai.

  • Với thời gian nhiễm trùng như thế có thể gây tổn thương thận cũng như sinh ung thư.

 

  1. Sỏi struvite phân biệt với sỏi khác như thế nào?

        Sỏi struvite khác biệt về cách hình thành và cách điều trị.

Về lâm sàng:

  • Sỏi struvite ít khi gây nên cơn đau quặn thận do kích thước của nó. Ngay cả khi nó đi kèm với nhiễm trùng có thể tạo ra triệu chứng, nó cũng có thể không có triệu chứng điển hình của viêm bàng quang như tiểu nóng, tiểu nhiều lần.

  • Phổ biến hơn thường là cảm giác mệt mỏi, sút cân, chán ăn và đi tiểu sậm màu.

  • Ðôi khi có thể gây ra nhiễm trùng thận với triệu chứng đau lưng, sốt cao và bắt đầu tiểu đục.

 

            Vì triệu chứng của nó không đặc hiệu nên thường bệnh nhân chỉ đươc phát hiện tình cờ qua siêu âm hoặc X quang vì một vấn đề khác.

 

Về điều trị:

  • Khi vi khuẩn tạo nên một phần của viên sỏi, nhất thiết viên sỏi sẽ được lấy đi, ngay cả khi chỉ còn một mảnh vỡ nó cũng có thể tự hình thành trở lại.

  • Phương pháp chọn lựa tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận trước đó. Nếu thận bị hủy hầu như hoàn toàn, nó sẽ được lấy ra cùng với thận qua phẫu thuật cắt bỏ thận là cách lựa chọn tốt nhất.

  • Nếu thận còn có giá trị bảo tồn nên lấy sỏi qua da hoặc tán sỏi ngoài cơ thể cũng có thể làm sạch sỏi. Ðôi khi có thể kết hợp cả hai phương pháp.

  1. Làm sao dự phòng sỏi tái phát?
  • Một khi sỏi đã được lấy ra hết, việc làm sạch nước tiểu và giữ cho nước tiểu vô trùng là điều cần thiết nhất. Nếu làm được điều đó sỏi sẽ không tái phát.

 

  • Bạn nên dùng kháng sinh trong 1 tháng sau khi thực hiện thủ thuật để giữ cho nước tiểu vô trùng. Vẫn còn rất nhiều điều chú ý trong dự phòng sỏi tái phát.

Hội nghị   |   Chủ đề   |   Đào tạo   |   Hội viên

Trang web được quản lý và điều hành bởi Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 thuộc về Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh
Designed by Viet Net Nam Co., Ltd.