Chủ đề

So sánh vai trò của hai loại LASER:REVOLIX và KTP trong điều trị bướu lành tuyến tiền liệt
10-12-2009  14:12:35 GMT +7
 
Mục tiêu nghiên cứu: đánh giá những ưu và khuyết điểm của 2 loại laser KTP và Thulium
Phương pháp nghiên cứu: hồi cứu các trường hợp bướu tuyến tiền liệt đã điều trị với laser KTP từ 2004 đến nay và các trường hợp mới sử dụng laser Thulium. Đánh giá độ khó của thủ thuật, khả năng cầm máu, khả năng lấy mô bướu, hiệu quả lâm sàng và giá thành trong điều trị
Kết quả: 85 trường hợp điều trị với laser KTP và 3 trường hợp điều trị với laser Thulium  
Trong các trường hợp điều trị với laser KTP có 87% cải thiện dòng nước tiểu, 90,6% cải thiện chất lượng cuộc sống, nhiễm trùng tiểu 5,8%, tiểu máu kéo dài 10,6%, bí tiểu sau rút thông 4,8%, hẹp niệu đạo 5,8%
Trong 3 bệnh nhân điều trị với laser Thulium không có biến chứng nào ngoài 1 bệnh nhân bí tiểu sau rút thông
Kết luận: Cho tới hiện nay điều trị bướu lành tuyến tiền liệt với laser Thulium có lẽ là tốt nhất nhưng điều trị với laser KTP cũng rất có hiệu quả nhưng giá thành còn quá cao
Abstract
Purpose: To evaluate the advantages and the inconvenience of two kinds of laser: KTP and Thulium
Materials and method: retrospective from 2004 : evaluate the difficulty of the procedure, the ratio of complication, and the efficacy of the procedure
Result: 85 patients treated by KTP laser are included, among them 87% has improvement on the Q max, the ratio of UTI is 5,8%, of hematuria is 10,6% , of urinary retention is 4,8% and of urethral stenosis is 5,8%
3 patients treated by Thulium laser in which one experiences urinary retention after withdrawing the catheter
Conclusion: treating BPH by Thulium is the best solution so far but by KTP is also good. However the latter is limited by the high cost
  1. Mở đầu:
Bướu tuyến tiền liệt là môt bệnh lý phổ biến ở người lớn tuổi (1), phương pháp điều trị đã có nhiều thay đổi từ mổ mở bóc bướu, cắt đốt nội soi soi, dùng sóng vi ba TUMT)(2), dùng sóng vô tuyến (TUNA)(4) nhưng tất cả các phương pháp đều còn có những khuyết điểm và phương pháp cắt đốt nội soi vẫn là phương pháp điều trị phổ biến nhất. Để khắc phục các khuyết điểm của phương pháp này như chảy máu, xơ chai cổ bàng quang… nhiều tác giả đã nghiên cứu điều trị với Laser và loại Laser hứa hẹn thay thế cắt đốt nội soi được áp dụng tại Việt nam từ 2004 là KTP nhưng với tiến bộ khoa học công nghệ gần đây đã xuất hiện một loại Laser mới là Revolix. Để nhận xét về vai trò của hai loại Laser chúng tôi đã nghiên cứu bước đầu về những ưu và khuyết điểm của hai phương pháp trên.
  1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi hồi cứu tất cả các trường hợp đã thực hiện đốt bướu tuyến tiền liệt từ 02/2004 đến nay sẽ so sánh sơ khởi với các trường hợp mới bắt đầu thực hiện bằng phương pháp cắt đốt tuyến tiền liệt với laser revolix về một số mặt sau:
-Độ khó của thủ thuật
- Khả năng cầm máu khi cắt đốt.
-Khả năng lấy các mô bướu.
-Ghi nhận các biến chứng
-Hiệu quả lâm sàng sau khi đốt bướu
- Giá thành của hai phương pháp .
  1. Kết quả nghiên cứu:
Chúng tôi có 85 trường hợp đốt bướu với laser KTP và 3 trường hợp sử dụng laser Revolix. Trong các trường hợp sử dụng laser KTP kết quả cải thiện dòng nước tiểu rõ là 87,1% , về chất lượng cuộc sống thì 90,6% bệnh nhân rất hài lòng, 1,2% không hài lòng. Về biến chứng nhiễm trùng chúng tôi ghi nhận có 5,8%, biến chứng tiểu máu kéo dài có hơn 3 ngày có 10,6%, bí tiểu sau khi rút thông là 4,8%, hẹp niệu đạo là 5,8%
Đối với laser Revolix do chúng tôi chỉ mới thực hiện 3 trường hợp nên kinh nghiệm không nhiều chúng tôi ghi nhận có 1 trường hợp bí tiểu tạm thời sau rút thông, không có trường hợp nào tiểu máu, chưa ghi nhận biến chứng hẹp niệu đạo
 
  1. Bàn luận:
4.1. Nguyên tắc tạo nguồn laser với tính chất khác nhau: các tính chất khác nhau của laser được qui định bởi độ dài bước sóng là chủ yếu. Trường hợp laser KTP chùm ánh sáng được chiếu qua tinh thể “ potassium titanyl phosphate” (3)sau khi qua tinh thể này thì có sự thay đổi độ dài bước sóng và tần số. Ánh sáng KTP có bước sóng là 532nm, với bước sóng này tia laser không bị hấp thu trong nước mà được hấp thu trong các mô có chứa nhiều oxy hemoglobin có màu đỏ với độ xuyên thấu dưới 0,1mm còn trong trường hợp laser revolix ánh sáng sẽ đi qua tinh thể Thulium thì độ dài bước sóng khoảng hơn 2µm sẽ có tính chất là độ hấp thu không phụ thuộc vào màu của mô và độ xuyên thấu khoảng 1mm. Như ta đã biêt laser KTP có ái lực với các mô có hemoglobin nên lúc đầu tính chất này xem là một ưu điểm tuyệt vời trong nhiệm vụ bóc hơi tuyến tiền liệt nhưng có một điểm được ghi nhận là sau khi đốt qua lớp niêm mạc có nhiều mạch máu thì đến lớp dưới niêm sẽ không còn mạch máu nên rất khó cho bốc hơi các mô này và năng lượng ỏa ra chỉ làm nóng nước trong bàng quang và nóng vùng chung quanh tuyến tiền liệt nên khó bôc hơi được nhiều mô bướu trong khi đó đối với laser Revolix (Thulium) thì không chọn lựa mô nào hết nên việc bốc hơi được thực hiện tốt hơn, lấy được nhiều mô hơn.
4.2. Về hiệu quả: chúng tôi ghi nhận laser KTP có hiệu quả tốt trong điều trị bế tắc đường tiểu dưới dù không lấy hết mô bướu mà chỉ tạo đường hầm còn đối với laser Revolix thì số lượng bệnh nhân còn quá ít để có thể so sánh nhưng chúng tôi nhận thấy mô bướu được lấy đi nhiều hơn hốc tuyến tiền liệt được khoét rộng nhiều như hình ảnh cắt đốt nội soi nên hiệu quả sẽ không kém
4.3. Về các biến chứng: đối với biến chứng chảy máu sau thủ thuật thì tỉ lệ này không cao hơn cắt đốt nội soi còn đối với laser Revolix thì chúng tôi chưa ghi nhận nhưng khả năng có thể gây biến chứng thì theo chúng tôi nhận thấy là laser KTP ít hơn vì loại laser này không lấy nhiều mô bướu và cơ chế điều trị là bốc hơi ở bề mặt tiếp xúc với tia laser trong khi đó laser Revolix thì có thể gây bốc hơi, có thể cắt đốt mô bướu và có thể đi sâu xuống mô bên dưới và cấu trúc giải phẫu học khó nhận định hơn nhất là dây phát tía là nằm ở đầu nên dễ đi ra sau cổ bàng quang nên thực hiện thủ thuật khó hơn nhiều.
4.4. Đặc tính của dây dẫn laser: đối với laser KTP dây dẫn laser vẫn để tia thoát ra chung quanh nhiều nên khi thục hiện thủ thuật nhân viện phải đeo kính bảo vệ mắt và kính này làm cho hình ảnh có màu cam nên khó nhận biết hình ảnh thật khi làm việc còn đối với laser Thulium thì tia không thoát ra nên phẫu thuật viên không cần mang kính bảo vệ hơn nữa là laser này phát tia ở đầu dây dẫn nên có thể cắt bớt dây khi mòn để sử dụng tiếp trong khi laser KTP thỉ phát tia bên hông nên không thể dùng lại. do đó về kinh tế thì laser Thulium có ưu điểm vượt trội
4.5. Thiết kế dụng cụ đi kèm : thì rõ ràng laser Thulium có ưu thế hơn vì dây laser được cố định vào cần điều khiển và phẫu thuật viên thao tác như trong cắt đốt nội soi trong khi đó với laser KTP thì sợi dây laser không cố định có thể tụt vào trong máy soi phá vỡ thấu kính nội soi và cả vỏ máy soi bằng kim loại
 
                      

Laser KTP

 
                                   
                                   
 
  1.  Kết luận:
Điều trị bướu lành tuyến tiền liệt bằng laser là một bước tiến mới trong lãnh vực niệu khoa, tuy nhiên không phải loại laser nào cũng giống nhau. Cho đến hiện nay chúng tôi nhận thấy laser Thulium có lẽ là giải pháp tốt nhất hiện nay tuy nhiên laser KTP cũng tỏ ra hiệu quả trong điều trị nhưng giá thành còn quá cao
 
 
 
 
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
  1. Chute CG, Panser LA, Girman CJ, Oesterling JE, Guess HA, Jacobsen SJ, Lieber MM.The prevalence of prostatism: a population based survey of urinary symptoms. J Urol 1993; 150: 85-89.
  2. Dahlstrand C, Walden M, Deirsson G, Pettersson S.Transurethral microwave thermotherapy versus transurethral resection for symptomatic benign prostatic obstruction: a prospective randomized study with a 2-year follow-up. Br J Urol 1995; 76: 614-618.
  3. Oswald M, Schmidlin F, Jichilinski P et al.Combination of thermocoagulation and vaporisation using a Nd:YAG/KTP laser versus TURP in BPH treatment: preliminary results of a multicenter prospective randomized study. J Urol 1997; 157: 42A.
  4. Schatzl G, Madersbacher S, Lang T, Marberger M.The early postoperative morbidity of transurethral resection of the prostate and of four minimally invasive treatment alternatives. J Urol 1997; 158: 105-110.
 
Hội nghị   |   Chủ đề   |   Đào tạo   |   Hội viên

Trang web được quản lý và điều hành bởi Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh
Bản quyền © 2009 thuộc về Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh
Designed by Viet Net Nam Co., Ltd.