Bướu Bọng đái 02-02-2009 22:21:20 GMT +7
BƯỚU BỌNG ÐÁI
BS. Phạm văn Bùi
Thường là loại tế bào chuyển tiếp (Transitional cells Carcinoma) đôi khi là dạng gai và dạng tuyến (Squamous và Glandular Adenocarcinoma).
I. NGUYÊN NHÂN
-
Các Amines thơm trong phẩm nhuộm hoá học đặc biệt là 2- Naphtilamine và Benzidine đã được chứng minh là những tác nhân gây ung thư Bọng đái sau một thời gian dài tiếp xúc.
-
Các nguyên nhân khác như hút thuốc, lạm dụng thuốc giảm đau, viêm Bọng đái mãn tính đặc biệt do Schistosomiasis, bệnh lý này may mắn không thấy có ở Việt nam.
II. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG :
1. Tiểu ra máu :
-
Ghi nhận trong 80% các trường hợp. Khi Bướu chảy máu nhiều đôi khi chỉ tiểu ra máu bầm đen và mô Bướu hoại tử tạo mùi rất khó chịu, có thể có máu đỏ tươi cuối dòng và không có một lượng nước tiểu nào. Ðây là triệu chứng khá điển hình của Bướu Bọng đái nhưng thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn nặng.
-
Trong 20% không tiểu ra máu, Bướu có thể kích thích và làm viêm đỏ, phù nề niêm mạc xung quanh Bướu làm Bọng đái bị kích thích khiến phải tiểu nhiều lần, tiểu đau hoặc khó chịu khi đi tiểu làm lầm với Viêm Bọng đái thông thường nhưng khi cấy thì nước tiểu vô trùng và chỉ có tế bào mủ. Vì vậy mọi trường hợp tiểu mủ vô trùng cần phải nghĩ đến lao và Bướu Bọng đái cho đến khi có đủ điều kiện để loại chúng ra khỏi chẩn đoán. Ở người nam lớn tuổi triệu chứng trên cũng dễ làm lầm tưởng là do Bướu Tiền Liệt Tuyến gây ra, khi nghi ngờ cần soi Bọng đái để loại trừ.
-
Các triệu chứng khác thường chỉ xuất hiện ở giai đoạn muộn như đau lan đến vùng hội âm hay xương thiêng do Bướu đã xâm lấn ra ngoài Bọng đái và thiếu máu do tiểu máu liên tục kéo dài. Ngoài ra nhiễm trùng niệu ở người nam lớn tuổi cần phải được loại trừ bế tắc cổ Bọng đái, Niệu đạo hay do Bướu Bọng đái.
III. CHẨN ÐOÁN
Theo nguyên tắc mọi trường hợp tiểu máu đều cần được thực hiện UIV và soi bọng đái.
1. UIV :
2. Soi bọng đái :
-
Giúp chẩn đoán chính xác vị trí, số lượng, độ lớn, dạng đại thể của bướu. Trường hợp nghi ngờ có thể sinh thiết để xác định độ lành hay ác tính và độ xâm lấn của bướu.
3. Siêu âm :
-
Là xét nghiệm thăm dò ban đầu cho mọi trường hợp tiêu ra máu, kỹ thuật dễ làm, không sang chấn nhưng chỉ có thể phát hiện được khi Bướu từ 2 cm trở lên. Siêu âm Bướu cho hình ảnh ÉCHO dầy, còn hình ảnh ÉCHO hỗn hợp có thể là máu cục; Thêm vào đó xem hình ảnh hai Thận có bị chèn ép do Bướu và xem thêm Tiền Liệt Tuyến để có thể phân biệt là do Bướu ác Tiền Liệt Tuyến xâm lấn vào Bọng Ðái. Nhưng chẩn đoán phải dựa vào 02 xét nghiệm trên.
-
Ngoài ra còn có thể chụp CT SCAN để đánh giá mức độ xâm lấn ra các cơ quan lân cận để có hướng xử trí thích hợp.
IV. ÐIỀU TRỊ
Thay đổi tùy theo độ xâm lấn (Stage) và độ biệt hóa (Grade) của bướu. Bướu càng xâm lấn và biệt hóa càng kém , tiên lượng càng nặng.
1. Bướu nông :
2. Bướu sâu :
|