|
|
|
Chủ đề |
Sỏi niệu 27-01-2009 10:08:17 GMT +7
SỎI NIỆU PGS. TS. BS. Phạm Văn Bùi
I. ÐẠI CƯƠNG
II. CẤU TRÚC VÀ SINH BỆNH HỌC
1. Sự gia tăng bài tiết các chất hòa tan vào nước tiểu: a/- Calcium: bình thường với chế độ ăn ít Calci, lượng Calci bài tiết vào nước tiểu khoảng 100-175mg/24giờ. Thực phẩm chứa nhiều Calci là: sữa, fromage. Các nguyên nhân làm tăng Calci niệu gồm:
Dùng nhiều Vitamine D: gây tăng hấp thu Calci từ ruột do đó Calci niệu tăng. Một số bệnh lý nội khoa thận. Tiểu Calci vô căn với Calci máu bình thường.
b/- Oxalat: Ít nhất 50% sỏi niệu có cấu trúc là Calcium Oxalat. Thực phẩm chứa nhiều Oxalat là ngũ cốc, cà chua..vv. Tuy nhiên, hạn chế các loại này ít ảnh hưởng đến việc phòng ngùa sỏi Oxalat vì nội sinh là nguồn gốc chính sinh ra sỏi Oxalat đặc biệt trong một số bệnh di truyền có khiếm khuyết trong chuyển hóa acid Glyoxylic, bệnh kém hấp thu, phẫu thuật cắt bỏ quá nhiều ruột...
c/- Cystine: Tiểu Cystine do rối loạn di truyền, sỏi này rất hiếm.
d/- Acid Urique: có ba điều kiện thuận lợi để tạo sỏi Urate: Tăng acid urique niệu: do dùng nhiều thực phẩm chứa chất sinh acid urique như tôm, cua... hoặc trong trường hợp hóa trị liệu một số bệnh như bệnh bạch cầu, bệnh tăng hồng cầu. Nước tiểu toan hóa. Lưu lượng nước tiểu giảm.
e/- Silicon Dioxyde: hiếm gặp, do sử dụng lâu ngày chất Magnésium Trisilicat để điều trị loét dạ dày tá tràng.
Do vậy, cần phân chất toàn thể cục sỏi vì thành phần hóa học của lớp ngoài có thể khác nhân sỏi ở trong, là yếu tố quan trọng tạo sỏi.
III. PHÂN LOẠI:
a/- Calcium Phosphate: có màu vàng hay nâu, có thể tạo nên những khối sỏi lớn như san hô. Có độ cản tia X mạnh nên thấy được trên phim bụng không sửa soạn. b/- Magnésium Ammonium Phosphate: nguyên nhân thường do nhiễm trùng niệu, thường tạo sỏi san hô có màu vàng và hơi bở, thấy được trên Rx nhưng độ cản tia kém hơn. c/- Calcium Oxalate: thường gặp nhất, nhỏ gồ ghề thấy được trên Rx không sửa soạn. d/- Cystine: sỏi trơn láng, có nhiều cục và ớ cả hai thận đôi khi tạo sỏi san hô, cho hình ảnh cản quang đồng nhất có dạng tròn trơn láng. e/- Urate: có thể kết tủa trong chủ mô thận, không cản quang nên không thấy được trên phim bụng không sửa soạn. Trên UIV cho hình ảnh một bóng đen, hình ảnh khuyết nằm ở đài bể thận.
a/- Sỏi bể thận: thường do sỏi được tạo nên trong đài thận và rớt vào bể thận nhưng không xuống được niệu quản có thể gây cơn đau bão thận và nếu nước tiểu nhiễm trùng có thể gây các biến chứng trầm trọng với nhiễm trùng huyết. b/- Sỏi niệu quản: "The little dogs make the most noise ". Thường gây cơn đau bão thận với đặc điểm: cơn đau xuất hiện đột ngột sau một vận động thể hình, cường độ đau tăng nhanh và kịch phát buộc bệnh nhân lăn lộn, vặn mình hòng tìm tư thế giảm đau, thường có các rối loạn tiêu hóa đi kèm như: chướng bụng, liệt ruột, ói mửa, táo bón, không đánh hơi được có thể làm chẩn đoán lầm với tắc ruột nhưng đôi khi có tiêu chảy. Trong cơn đau, bệnh nhân cũng thường có cảm giác bí tiểu, khó đi tiểu, tiểu nhiều lần, lượng ít, tiểu rát buốt, nước tiểu có máu vi thể hay đại thể. c/- Sỏi bọng đái: thường thứ phát do sỏi từ thận, niệu quản rớt xuống hoặc do có bế tắc vùng cổ bọng đái, niệu đạo thường gặp ở người nam lớn tuổi, ít gặp ở nữ. Có thể gây tiểu buốt, rát, nhiều lần, nước tiểu có máu hoặc gây bí tiểu tư thế: đứng không tiểu được, nằm tiểu được.
IV. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Máu: Bạch cầu tăng khi có đau hoặc nhiễm trùng. Thiếu máu nếu chức năng thận giảm.
2. Nước tiểu: Có thể có máu, đạm, tế bào mủ hay vi trùng. Nếu pH >7,6: nhiễm khuẩn loại phân hủy uré (như Protéus) vì thận không thể tạo nước tiểu kiềm như vậy, sỏi trong trường hợp này thường là loại Magnésium Ammonium Phosphate. Nếu pH luôn luôn là 6,5: nguyên nhân là toan hóa máu do bệnh ống thận (Renal tubular acidosis). pH luôn luôn thấp dễ tạo sỏi Urate. Sự hiện diện nếu có của các tinh thể nói lên thành phần hóa học của sỏi.
3. Sinh hóa máu:
4. Siêu âm:
5. X-quang:
6. UIV:
7.Soi bọng đái:
8. Bệnh nhân: có tiền sử tiểu sỏi, nếu có sỏi cần được phân chất để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sinh sỏi và phân biệt giữa sỏi nguyên phát (sỏi cơ thể) và sỏi thứ phát (sỏi cơ quan).
V. CHẨN ÐOÁN PHÂN BIỆT:
Sỏi. Bướu thận với tiểu máu. Viêm thận ngược chiều cấp. Lao thận: có thể gây đau và gây biến chứng sỏi trong 10% các trường hợp. Hoại tử nhú thận: các mảnh nhú thận hoại tử có thể bị Calci hóa ở ngoại vi và tạo hình ảnh giống sỏi Urate được bọc vỏ Calci thấy trên X quang. Nhồi máu thận ...
Viêm ruột thừa cấp. Cơn đau do loét dạ dày tá tràng. Cơn đau bão gan. Viêm tuỵ cấp. Thai ngoài tử cung. Tắc ruột, bán tắc ruột. Ðau lưng do cột sống hay phần mềm ở lưng. Bệnh đại tràng co thắt.
V. BIẾN CHỨNG:
VI. ÐIỀU TRỊ
a/- Theo kinh điển, không có chỉ định phẫu thuật hay thủ thuật trong các trường hợp: Sỏi nhỏ, không tiến triển, không gây biến chứng đau, đái máu, nhiễm trùng hay bế tắc. Mảng Randall: nếu nó còn nằm dưới niêm mạc. Sỏi san hô ở người lớn tuổi có ít hoặc không có triệu chứng. Toan hóa máu do bệnh ống thận.
b/- Ðiều trị tích cực nhiễm trùng nhất là trong trường hợp do vi khuẩn phân hủy urée.
c/- Làm tan sỏi bằng các dược chất tương ứng có tác dụng thay đổi pH nước tiểu hoặc làm tan sỏi trực tiếp. Phương pháp này đặc biệt hiệu nghiệm trong sỏi Urate.
a/- Phẫu thuật bằng mổ hở hay lấy sỏi qua da (Lithotritie percutannée) được chỉ định khi: sỏi có biến chứng tắc nghẽn, đau, đe doạ, tổn thương chức năng thận gây nhiễm trùng, tiểu máu nặng, sỏi san hô, sỏi trên thận độc nhất hoặc sỏi gây bế tắc hai thận, đe doạ suy yhận. Sỏi thứ phát tạo nên do có tổn thương cơ thể học thụ đắc hay bẩm sinh của hệ niệu chỉ được điều trị bằng mổ hở, sỏi đã tán ngoài cơ thể thất bại.
b/- Tán sỏi:
Kích thước sỏi dưới 2 cm. Không có biến chứng nhiễm trùng. Không có bệnh kết hợp ở hệ niệu. Không có bất thường cơ thể học ở hệ niệu. Không có các chống chỉ định toàn thân như béo phì ... Với sự hiệu nghiệm, an toàn và nhẹ nhàng của phương pháp, LEC ngày nay được ứng dụng khá rộng rãi để điều trị cả các trường hợp sỏi nhỏ, không gây biến chứng nào và chỉ được phát hiện tình cờ. Ngoài ra, đôi khi phải phối hợp hai hay nhiều phương pháp điều trị trên với nhau.
VII. PHÒNG NGỪA Quan trọng nhất là uống nhiều nước. Cứ ăn nếu thấy có sự quan hệ rõ rệt giữa sỏi và thói quen dinh dưỡng. Tránh bất động lâu ngày. Ðiều trị đúng mức và tận căn các nhiễm trùng niệu. Ðiều trị các bế tắc, ứ đọng hay bất thường đường tiểu.
VIII. TIÊN LƯỢNG
|
Phản hồi Gửi cho bạn bè In ra giấy |
HUNA 2023
Ask The Expert (ATE)
VUNA 16th & HUNA 19th
HUNA online workshop
HUNA 18th
Trang web được quản lý và điều hành bởi Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh |