|
|
Chủ đề |
Nhiễm trùng niệu 05-02-2009 05:27:44 GMT +7 NHIỄM TRÙNG NIỆU
PGS TS BS Phạm Văn Bùi
I. ÐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI
II. DỊCH TỄ HỌC (Pháp)
III. SINH LÝ BỆNH HỌC
1. Bằng đường ngược dòng:
Ðây là cơ chế được thiết lập rõ nhất, nhiễm trùng niệu có thể xảy ra tự nhiên hay do gây ra:
a/- Tự nhiên:
Trường hợp này các vi khuẩn đi ngược từ miệng niệu đạo vào bọng đái. Ðoạn cuối niệu đạo không bao giờ vô trùng và luôn luôn bị xâm nhập bởi nhiều chủng loại vi khuẩn như Streptocoque, Staphylocoque. Cần biết rằng bình thường không bao giờ có trực trùng G(-) của hệ tiêu hóa nằm ở đoạn tận cùng này của niệu đạo.
Ở phái nữ, sự thường có của nhiễm trùng niệu có thể được giải thích bằng đặc điểm cơ thể học của niệu đạo: ngắn, rộng, gần vùng quanh hậu môn: miệng niệu đạo, da quanh niệu đạo thường bị xâm nhập bởi các chủng có nguồn gốc tiêu hóa nhất là loại Colibacilles. Trong lúc đi tiểu dòng nước tiểu dọc theo thành niệu đạo, tạo thuận lợi cho các vi khuẩn di trú vào bọng đái, Mặt khác, niệu đạo phái nữ có thể bị những tổn thương kín đáo khi giao hợp cũng tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của vi khuẩn, vì vậy phụ nữ thường có giai đoạn nhiễm trùng niệu đầu tiên (Viêm Bọng đái) sau những lần giao hợp đầu tiên.
Ở phái nam: xuất độ nhiễm trùng niệu ít hơn có thể được giải thích là do niệu đạo ít rộng hơn, dài hơn và xa vùng quanh hậu môn hơn. Ngoài ra những chất tiết từ tiền lập tuyến có hoạt động kháng khuẩn.
b/- Gây ra:những thủ thuật Niệu khoa như nong niệu đạo, soi bọng đái, thông tiểu, là những nguyên nhân chính của nhiễm trùng niệu. Theo thống kê, một thông bọng đái đơn giản gây nhiễm trùng trong hơn 3% các trường hợp, nếu ống thông đặt lưu lại quá 48 giờ mà không chăm sóc cẩn thận gây nhiễm trùng niệu trong 100% các trường hợp.
Sự thâm nhập của vi khuẩn hoặc do lúc thông đã đưa trực tiếp vi khuẩn từ niệu đạo vào Bọng đái hoặc do vi khuẩn di chuyển dọc lòng ống thông hay quanh ống thông vào bọng đái. Ðặt thông tiểu cần phải xem như là một tác động ngoại khoa, các thiếu sót về vô trùng có thể gây ra những sai lầm trầm trọng.
Sự thâm nhập của vi khuẩn từ máu vào nước tiểu hiếm hơn, đầu tiên là sự viêm nhiễm của chủ mô thận rồi thì nước tiểu bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng này thường gặp hơn trong những bệnh mãn tính, người giảm miễn dịch hay đang điều trị bằng các thuốc giảm miễn dịch: người ta nghĩ đến đường nhiễm này khi chúng tìm thấy thuộc nhóm cầu trùng vàng, Samonella hay Candida.... không được lầm lẫn giữa nhiễm trùng niệu qua đường này với các trường hợp nhiễm trùng huyết mà điểm khởi phát là từ hệ niệu. Trong đó tồn thương chủ mô thận thứ phát sau nhiễm trùng niệu.
Các đường xâm nhập khác của vi khuẩn vào nước tiểu còn bàn cãi. Hệ bạch dịch có thể có vai trò. Một số tác giả đưa ra giả thuyết có sự xâm nhập của vi khuẩn từ ruột già do có sự tương quan cơ thể học chặt chẽ giữa đường xuất tiết niệu và đại tràng. Trong thực tế, các bệnh nhân bị nhiễm trùng niệu tái phát cũng cần được điều hòa về hệ ruột, tuy nhiên vai trò của các yếu tố này chưa rõ rệt.
Phụ nữ bị nhiễm trùng niệu dưới tái phát thường có những ổ vi khuẩn (chủ yếu là Colibacilles) ở vùng tiền đình âm đạo và đaọn cuối niệu đạo, có lẽ do một bất thường về sức đề kháng tại chỗ hay đo độ pH của dịch tiết âm đạo.
Các trực khuẩn G(-) nhờ có các mao trạng nên dễ bám vào các niêm mạc đường tiểu. Và các lý do chưa rõ rệt độ nhạy cảm của từng người với nhiễm trùng tùy thuộc vào sự bám dính này.
Tất cả các rối loạn động lực của hệ niệu đều giúp cho nhiễm trùng niệu phát triển:
a/- Cơ địa đặc biệt:
Phụ nữ có thai.
Tiểu đường. Giảm miễn dịch. Người già.
b/- Bế tắc đường tiểu:
Bất thường bẩm sinh.
Sạn. Bế tắc niệu quản hoàn toàn hay từng phần. c/- Trào ngược dòng bọng đái - niệu quản.
d/- Tồn đọng bọng đái sau khi đi tiểu:
Bọng đái hỗn loạn TK.
Hẹp niệu đạo hay van niệu đạo. Phì đại tiền lập tuyến. e/- Dụng cụ:
Thông bọng đái.
Thông lưu tại chỗ. Nong niệu đạo. Soi bọng đái.
Chụp niệu quản- bể thận ngược dòng. Ðặt thông lên niệu quản Nhiều yếu tố thuận lợi đi kèm với nhau. Với phụ nữ có thai: nhu động niệu quản bị giảm và đường bài niệu bị chèn ép.
Với người già: các hỗn loạn TK dưới lâm sàng, phì đại tiền lập tuyến ở phái nam, sa bọng đái ở phái nữ, nằm liệt giường phối hợp tạo thuận lợi cho nhiễm trùng niệu.
Với trẻ em: trào ngược dòng bọng đái - niệu quản có thể phối hợp với những bất thường ở nhú thận giải thích các tổn thương chủ mô thận phối hợp.
Với chủ mô thận: bệnh cảnh thường là viêm bồn thận-thận. Bằng đường ngược chiều. Qua các nhú thận, nhiễm trùng lan truyền đến thận. tủy thận bị tổn thương trước tiên là do đặc điểm cơ thể học cũng như các yếu tố sinh hóa, tế bào khiến vùng tủy thuận lợi cho nhiễm trùng lan tỏa hơn vùng vỏ: nồng độ cao Ammoniaque ở vùng tủy ức chế hoạt động của bổ thể, yếu tố giữ vai trò chính trong sự phá huỷ vi khuẩn. Sự thực bào của vùng tủy cũng yếu hơn so với vùng vỏ do thiếu 02 tương đối đồng thời độ thẩm thấu cao của dịch mô kẽ vùng tủy cũng ít thuận lợi cho sự di chuyển của các bạch cầu. Song về thực nghiệm rất khó gây viêm bồn thận - thận cấp nếu không có tổn thương chủ mô hay đường xuất tiết phối hợp. Vì vậy mọi cản trở đối với dòng chảy bình thường của nước tiểu hay mọi sang thương sẵn có của thận đều gia tăng một cách đáng kể sự nhạy cảm của thận đối với nhiễm trùng.
Với chủ mô Tiền liệt tuyến: nhiễm trùng có thể tự nhiên vì các lý do chưa được biết rõ hoặc thứ phát sau thông bọng đái và nhiễm trùng niệu lại thứ phát sau nhiễm trùng tiền liệt tuyến: Tiền liệt tuyến là chỗ trú ẩn của vi khuẩn mà các kháng sinh khó đến được, pH acid của môi trường tiền liệt tuyến cũng ngăn cản độ hòa tan của hầu hết các loại thuốc.
III. CHẨN ÐOÁN LÂM SÀNG NHIỄM TRÙNG NIỆU:
a/- Dấu hiệu tại chỗ, không có dấu hiệu toàn thân. Có một số dấu hiệu điển hình và giúp hướng chẩn đoán lập tức.
b/- Dấu hiệu tại chỗ với dấu hiệu toàn thân:
Sốt, lạnh run là những triệu chứng chính khi nhiễm trùng tiểu lan đến chủ mô. Chúng có thể riêng lẻ.
Trước mọi trường hợp sốt không giải thích được nguyên nhân, nhất là ở trẻ em, cần tìm kiếm nhiễm trùng niệu.
Trong nhiễm trùng huyết G(-), không có nguyên nhân, dù không có triệu chứng niệu, cần tìm điểm khởi phát từ đường tiểu. Cần thực hiện một cách hệ thống sinh hóa, tế bào, vi khuẩn niệu.
VIÊM BỒN THẬN - THẬN CẤP:thường khởi đầu bằng những triệu chứng kín đáo: viêm bọng đái, khó chịu khi đi tiểu. Ðôi khi, lúc hỏi bệnh, người ta tìm thấy những dấu hiệu đặc trưng của cơn đau do trào ngược dòng: khi đi tiểu, cơn đau tăng lên và lan dọc lên một hay hai hố chậu đến tận vùng hông, cơn đau giảm bớt lúc chấm dứt đi tiểu. Rồi thì vài giờ hoặc 24-48 giờ sau xuất hiện sốt 38-390c, lạnh run và đau hông lưng. Các triệu chứng lâm sàng điển hình của viêm bồn thận - thận cấp phối hợp với thăm khám lâm sàng giúp chẩn đoán tổn thương chủ mô thận. Sờ nắn hai bên hông lưng, người ta tìm thấy một hay hai thận lớn và đau. Viêm bồn thận - thận cấp thường ở một bên nhưng có thể hai bên. Một mảng cứng vùng hông hay một phản ứng tại đây là các dấu hiệu của nhiễm trùng lan tỏa đến vỏ thận (viêm thận mủ, áp xe thận, hay nhọt mủ quanh thận).
VIÊM TIỀN LIỆT TUYẾN CẤP: được gợi đến khi một người lớn nhất là người đang mang thông tiểu hay sau một thủ thuật niệu khoa, xuất hiện sốt đột ngột 39-400C với lạnh run, các dấu hiệu đường tiểu có khi rất kín đáo. Khi thăm khám cần tìm tiểu khó, nóng khi đi tiểu hoặc đau vùng tầng sinh môn cuối lúc đi tiểu. Tiểu máu đại thể đầu dòng có thể là triệu chứng đầu tiên. Chẩn đoám viêm tiền liệt tuyến cấp dựa vào thăm khám trực tràng, trong các trường hợp điển hình tiền liệt tuyến tăng kích thước và rất đau.
Trong cả hai trường hợp này, cần thực hiện cùng lúc xét nghiệm vi khuẩn học nước tiểu với cấy máu một hay nhiều lần.
Thận, đường tiểu: sờ nắn.
Tiền liễt tuyến, niệu đạo: thăm trực tràng.
Bộ phận sinh dục nữ.
IV. CÁC THĂM DÒ CẬN LÂM SÀNG CẦN THIẾT (NGOÀI XÉT NGHIỆM)
A. Theo tuổi và phái:
Ngoài UIV, và nhất là khi có dấu hiệu lâm sàng của trào ngược bọng đái - niệu quản hay thấy những vùng teo của chủ mô thận trên UIV, cần chụp thêm bọng đái ngược chiều, thăm dò này chỉ làm ngoài giai đoạn nhiễm trùng niệu.
Sau 50 tuổi ở cả nam lẫn nữ, trước những nhiễm trùng niệu tái phát với UIV bình thường, cần phải soi bọng đái để loại trừ bướu bọng đái.
1. Viêm bồn thận - thận cấp:
2. Viêm tiền liệt tuyến cấp:
V. NHIỄM TRÙNG ÐƯỜNG TIỂU THẤP
A. Trong một số trường hợp vấn đề tương đối đơn giản, để giải quyết.
B. Trong một số trường hợp khác vấn đề khó khăn hơn: cần phải thu lượm nhiều dữ kiện để chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu trên.
Vi khuẩn học: cho thấy bị tái phát.
Sinh bệnh học: cho thấy có những yếu tố thuận lợi cho nhiễm trùng đường tiểu trên.
Xạ ký (X quang): giúp phát hiện các bất thường đường tiểu hay hình ảnh của bệnh viêm mô kẽ thận.
Miễn nhiễm học: tìm thấy các kháng thể lưu thông chuyên biệt chống lại các kháng nguyên vỏ vi khuẩn. Nhờ phương pháp miễn dịch huỳnh quang ta thấy kháng thể bao phủ vi khuẩn.
Sinh hóa hay chức năng thận: tiểu ra enzymes, đạm niệu, hiện diện của b2 microglobuline trong nước tiểu, mất khả năng đông đặc nước tiểu của thận.
Niệu học: thử nước tiểu lấy trực tiếp từ niệu quản hay bể thận (phương pháp Fairley) ít làm vì rất phức tạp và nguy hiểm.
VI. CÁC TRƯỜNG HỢP ÐẶC BIỆT
1.Các bệnh nhân được điều trị bằng các thuốc giảm miễn dịch thường có nhiễm trùng niệu không triệu chứng và không có bạch cầu trong nước tiểu.
2. Tiểu đường: không dễ bị nhiễm trùng niệu hơn người bình thường nhưng khi có nhiễm trùng niệu, thì thường trầm trọng hơn vì thường có tổn thương chủ mô thận (dễ bị hoại tử nhú thận hơn vì thường có bệnh vi mạch máu thận).
3. Phụ nữ có thai: dễ bị nhiễm trùng niệu hơn phụ nữ không thai, điều trị thường khó, phức tạp hơn và dễ bị biến chứng nặng ở đường tiểu trên.
4.Người lớn tuổi: những người lón tuổi nằm liệt giường thường dễ bị nhiễm trùng niệu và thường không có triệu chứng, nếu có các dấu hiệu thường kín đáo và không dễ nhận ra.
VII. BIẾN CHỨNG HAY NGUY CƠ NHIỄM TRÙNG NIỆU
1.Tồn tại lâu dài của nhiễm trùng.
2.Nhiễm trùng huyết G(-): tất cả các nhiễm trùng niệu do G(-) đều có thể gây biến chứng nhiễm trùng huyết một cách đột ngột.
3.Phá huỷ chủ mô thận:
a/- Phá huỷ cấp tính có thể đưa đến thận mủ, thường do nhiễm trùng niệuvới bế tắc đường tiểu hoàn toàn.
b/- Hoại tử nhú thận: xảy ra trong các nhiễm trùng niệu ở người tiểu đường, sau khi ngộ độc mãn tính các thuốc giảm đau hay trên bế tắc đường tiểu. Bệnh cảnh lâm sàng gồm: sốt 39-400C rồi lạnh run, đau hông lưng hai bên lan ra trước bụng (với các cơn đau bão thận thực sự) và tiểu máu đại thể. Trong lúc đi tiểu, người ta có thể nhận ra những mảnh nâu đen giống như cục máu đông, nhưng xét nghiệm vi thể cho thấy đó là những miếng nhú thận. Cấy máu thường (+).
Ðiều trị nhiễm trùng niệu rất khẩn cấp. Tiên lượng rất trầm trọng. Mức độ tổn thương tùy thuộc vào mức độ suy thận còn lại sau khi đã chữa khỏi cơn cấp tính.
c/- Phá huỷ từ từ: đó là viêm bồn thận - thận mãn đặc biệt cần phải nghĩ đến sau khi bị viêm bồn thận - thận cấp do biến chứng của một bất thường hệ niệu hay một tổn thương chủ mô thận sẵn có.
d/- Sinh sỏi.
4. Viêm Tiền liệt tuyến và các biến chứng:
VIII. ÐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG NIỆU
Ðiều trị nhiễm trùng niệu phải giải quyết ba mục đích:
1.Làm biến mất các triệu chứng lâm sàng. Phần lớn các triệu chứng thận, niệu quản bọng đái liên quan với nhiễm trùng và biến mất với chúng khi điều trị tích cực. Ngược lại,? cần nhớ rằng, điều trị chống nhiễm trùng hoàn toàn vô ích trong trường hợp đau bọng đái (Cystalgie) không có nhiễm trùng. Lao hệ niệu và những bệnh bọng đái cần phải phân biệt vì nó có thể do nguyên nhân nội tiết, biến dưỡng hay tâm thần.
2.Ngăn cản sự bành trướng của vi khuẩn đến chủ mô thận hoặc phải chữa khỏi nó nếu có tổn thương chủ mô. Ðể điều trị tận gốc những ổ nhiễm trùng trong chủ mô thận buộc phải lựa chọn những kháng sinh thâm nhập tốt vào chủ mô thận và bài tiết tốt qua đường thận. Do có tổn thương thận, cần phải kéo dài thời gian điều trị cho tới khi đã biến mất các triệu chứng lâm sàng cũng như không còn vi khuẩn khi cấy nước tiểu. Nếu có suy thận, dùng kháng sinh phải theo những qui tắc đặc biệt.
3.Không còn vi khuẩn trong nước tiểu: đây là tiêu chuẩn có giá trị về hiệu quả điều trị. Cần biết rằng nồng độ cao của kháng sinh trong nước tiểu có thể ức chế một cách nhanh chóng sự phát triển của vi khuẩn và có tác dụng diệt khuẩn tại đây, trong khi nó chỉ tác dụng trụ khuẩn (bacteriostatique) hay không có tác dụng gì cả đối với những ổ nhiễm trùng chủ mô.
Luôn luôn dùng kháng sinh với liều lượng thông thường, kháng sinh phải có nồng độ đủ trong nước tiểu và phải khuếch tán vào chủ mô tốt khi được dùng để điều trị các nhiễm trùng niệu phức tạp như viêm bồn thận - thận cấp, nhiễm trùng huyết do G(-).
Các thuốc kháng khuẩn đường tiểu (Antiseptiques urinaires) không phải là những kháng sinh. Các chất này giúp làm dịu các triệu chứng cơ năng, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn trong nước tiểu, nhưng không chữa khỏi nhiễm trùng niệu vì vậy không thể dùng chúng để điều trị nhiễm trùng niệu nhất là sẽ rất nguy hiểm khi dùng chúng để điều trị nhiễm trùng niệu phức tạp.
Các kháng sinh được cho dựa trên kháng sinh đồ.Trường hợp phải sử dụng kháng sinh trước khi có kết quả kháng sinh đồ, sự lựa chọn kháng sinh dựa trên kháng phổ (spectre) và tác dụng đối với chủng gây bệnh.
Ðiều trị các nguyên nhân thuận lợi:
Thông thường, với một điều trị thích hợp và hiệu quả, sự tiệt khuẩn nước tiểu có thể thu lượm được trong vòng 24 giờ.
Một bế tắc với ứ đọng và nhiễm trùng phía trên là một khẩn cấp. Trong những thể kém trầm trọng hơn, không có dãn nở đài bể thận, không có các dấu hiệu tại chỗ hay toàn thân, điều trị hợp lý duy nhất là loại bỏ hay sửa đổi bế tắc bằng can thiệp ngoại khoa.Vì bế tắc không điều trị sẽ duy trì nhiễm trùng và điều trị kháng sinh cơ hội có thể tạo những chủng kháng thuốc. Chỉ sau khi tái lập lại sự thông thường bình thường của đường tiểu thì điều trị nội khoa mới có ích lợi.
Trường hợp nhiễm trùng niệu do biến chứng của thông bọng đái nhưng không có triệu chứng thì không cần điều trị. Thái độ này được giải thích là do sự hiện diện của vật lạ không bao giờ giúp cho nước tiểu tiệt khuẩn. Ðó là một ổ chứa vi khuẩn mà kháng sinh không thể đến được, điều trị mù quáng chỉ làm nảy sinh những chủng kháng thuốc.
Ðiều trị nhiễm trùng niệu khi đặt thông tại chỗ chỉ hợp lý nếu nhiễm trùng niệu có triệu chứng: nhiễm trùng huyết do G(-), viêm tinh hoàn mào tinh cấp. Nếu theo dõi vi khuẩn học được thực hiện một cách đều đặn sẽ giúp nhận ra vi khuẩn gây bệnh và giúp lập ra hướng điều trị có hiệu quả.
Khi thông tiểu đã được lấy đi thì điều trị nhiễm trùng niệu sẽ rất cần thiết.
Nhiễm trùng niệu nơi người suy thận khó điều trị vì hai lý do:
Giảm độ lọc cầu thận sẽ làm giảm nồng độ kháng sinh trong nước tiểu.
Sử dụng kháng sinh phải phù hợp với chức năng thận.
Ðược chỉ định khi:
Phụ nữ: có 4 lần hay hơn nhiễm trùng niệu mỗi năm.
Nam: cần điều trị dự phòng khi có viêm tiền liệt tuyến tái phát.
Cần nhớ rằng nơi các bệnh nhân này chắc chắn có những chủng kháng thuốc. Ðể tránh sự chọn lọc chủng kháng thuốc, người ta sử dụng luân phiên các chất thuộc các nhóm hóa học khác nhau. Ðiều trị cách quãng dường như là giải pháp tốt nhất: dùng thuốc hai lần/tuần, mỗi lần cách nhau khoảng từ 2-3 ngày. Có thể dùng Bactrim 1v/ngày/2ngày/ tuần hay Pipram 2v/ngày, 2ngày/ tuần.
Ðiều trị dự phòng thường kéo dài 6 tháng và phải theo dõi vi khuẩn học đều đặn.
Các biện pháp điều trị dự phòng nơi người có mang những bất thường hệ niệu.
|
Phản hồi Gửi cho bạn bè In ra giấy |
Các tin khác:
|
HUNA 2023
Ask The Expert (ATE)
VUNA 16th & HUNA 19th
HUNA online workshop
HUNA 18th
Trang web được quản lý và điều hành bởi Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh |
Số người truy cập: 2550375 |