|
|
|
Chủ đề |
Các khái niệm về ghép thận 05-03-2009 22:30:19 GMT +7 VÀI KHÁI NIỆM VỀ GHÉP THẬN
CÁC ÐỊNH NGHĨA:
GHÉP TỰ THÂN: (AUTOGREFFE) Mang một cơ quan của một cá thể ghép vào một vị trí giải phẫu khác trên cơ thể của cá thể đó.
GHÉP DỊ CHỦNG (XÉNOGREFFE): Mang một cơ quan của một cá thể ghép vào cơ thể của một cá thể khác loài .
GHÉP ÐỒNG CHỦNG (ALLOGREFFE): mang một cơ quan của một cá thể ghép vào cơ thể của một cá thể cùng loài.
1/ CÁC GIAI ÐOẠN THIẾU MÁU:
1. 1 THIẾU MÁU NÓNG (ISCHÉMIE CHAUDE): Bắt đầu từ khi kẹp động mạch chủ (hoặc động mạch thận) của người cho và kết thúc khi bắt đầu truyền dung dịch làm lạnh vào cơ quan đã được lấy ra. Trong trường hợp người cho là tử thi thời gian này bằng không, nếu người cho là người sống, thời gian thiếu máu nóng không được vượt quá 10 phút. Trên lý thuyết, thận sẽ bị những tổn thương không hồi phục nếu bị thiếu máu đẳng nhiệt quá 30 phút. Thời gian thiếu máu nóng kéo dài thường là nguyên nhân của các trường hợp vô niệu hoặc thận ghép không hoạt động sau mổ.
1. 2 THIẾU MÁU LẠNH (ISCHÉMIE FROIDE): Là thời gian thận được giữ trong môi trường bảo quản với nhiệt độ thấp.
1.3 THIẾU MÁU ẤM (ISCHÉMIE TIÈDE): Là thời gian từ khi thận được lấy ra khỏi môi trường bảo quản cho đến khi các miệng nối mạch máu được thực hiện xong, thận nhận được sự tưới máu của người nhận thận.
2/ CÁC NGUYÊN TẮC LẤY CƠ QUAN:
1/Bóc tách cơ quan càng ít chấn thương càng tốt, nhất là khi có những thay đổi về giải phẫu của cơ quan này.
2/Truyền dung dịch bảo quản và làm lạnh cơ quan hiệu quả để bảo đảm tốt những điều kiện bảo quản.
3/Thời gian mổ càng ngắn càng tốt và nên dự trù việc tổ chức ghép càng sớm càng tốt cơ quan đã được lấy ra.
KỸ THUẬT LẤY THẬN:
LẤY THẬN THÀNH KHỐI
LẤY TỪNG THẬN RIÊNG RẼ
3/ KỸ THUẬT BẢO QUẢN THẬN
3.1 CÁC DUNG DỊCH BẢO QUẢN THẬN
3.2 LỊCH SỬ
4/ CÁC BIẾN CHỨNG CỦA GHÉP THẬN
4.1 TRƯỜNG HỢP THẢI GHÉP:
4.1.1 THẢI GHÉP TỐI CẤP (REJET SURAIGU): Biểu hiện sớm vài phút hoặc vài giờ sau khi tái phân bố mạch máu trong thận ghép. Hiện tượng này làm tiêu hủy nhanh chóng thận ghép. Hiện nay, tình trạng này rất ít gặp nhờ vào việc thực hiện phản ứng chéo (cros-match) giữa huyết thanh của ngừơi nhận và tế bào của người cho. Cơ chế thải ghép tối cấp là do phản ứng miễn dịch dịch thể.
4.1.2 THẢI GHÉP CẤP TÍNH (REJET AIGU): Là hiện tượng suy thoái nhanh chóng chức năng thận: créatinine máu tăng, thiểu hoặc vô niệu, thận ghép có thể tăng thể tích. Thải ghép cấp thường xuất hiện trong những tuần đầu sau ghép. Cơ chế là do phản ứng miễn dịch tế bào, có thể được điều trị rất hiệu quả bằng cách tăng liều thuốc ức cế miễn dịch.
4.1.3 THẢI GHÉP MẠN TÍNH (REJET CHRONIQUE): Là biến chứng thường gặp, xuất hiện một cách âm thầm, hoặc là sự suy thoái dần dần chức năng thận, hoặc sau một hay vài giai đoạ? thải ghép cấp tính không phục hồi hoàn toàn.
4.2 BỆNH LÝ ỐNG THẬN (TUBULOPATHIE):
4.3 CÁC BIẾN CHỨNG NIỆU KHOA
4.3.1 TẮC NGHẼN ÐƯỜNG TIỂU
4.4 BIẾN CHỨNG Ở ÐỘNG MẠCH
4.4.1 THUYÊN TẮC CẤP TÍNH ÐỘNG MẠCH:
4.4.2 THUYÊN TẮC MỘT ÐỘNG MẠCH Ở MỘT CỰC THẬN VỚI NHỒI MÁU KHU TRÚ:
4.4.3 HẸP ÐỘNG MẠCH THẬN GHÉP:
4.5 BIẾN CHỨNG TĨNH MẠCH
|
Phản hồi Gửi cho bạn bè In ra giấy |
Các tin khác:
|
HUNA 2023
Ask The Expert (ATE)
VUNA 16th & HUNA 19th
HUNA online workshop
HUNA 18th
Trang web được quản lý và điều hành bởi Hội Tiết Niệu - Thận Học Tp. Hồ Chí Minh |